Vai trò của giám đốc – Thúc đẩy và định hướng doanh nghiệp

vai trò của giám đốc là gì

Vai trò của giám đốc quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Những kế hoạch sai lầm có thể dẫn đến sự thua lỗ nghiêm trọng. Do đó, giám đốc phải là người tài giỏi có tầm nhìn, biết định hướng và suy tính kỹ lưỡng.

Giám đốc là gì?

Giám đốc là người đứng đầu điều hành hoạt động của doanh nghiệp, chịu trách nhiệm thúc đẩy phát triển và định hướng doanh nghiệp đi lên. Do đó, vai trò của giám đốc vô cùng quan trọng nhưng ở nước ta hiện nay việc nhìn nhận đúng vai trò này còn nhiều hạn chế. Để doanh nghiệp phát triển toàn diện thì giám đốc phải thực hiện những gì?

Vai trò của giám đốc trong doanh nghiệp

Giám đốc có vai trò tổ chức bộ máy hoạt động của doanh nghiệp, trực tiếp bố trí các phòng ban chủ chốt, quản lý nguồn lực cân bằng về số lượng và chất lượng. Là nhân tố đứng đầu tập hợp các bộ phận cùng phối hợp làm việc hiệu quả, nhịp nhàng và định hướng mọi người theo các mục tiêu chung.

Giám đốc là người có quyền hành trong doanh nghiệp của mình do vậy mọi quyết định của họ là chính sách điều hướng cho nhân viên thực hiện. Không những thế, họ còn phải chứng minh chiến lược của mình là quyết định đúng đắn đem lại sự phát triển chung cho tập thể. Dựa trên quyền uy và quyền hành của một giám đốc mang tầm ảnh hưởng đến toàn doanh nghiệp.

Giám đốc đóng vai trò tập hợp nguồn lực có trí tuệ và sáng tạo, biết cách sử dụng và phát huy những nguồn lực này để mang lại lợi ích lớn nhất. Tạo sự công bằng và công nhận những thành quả cống hiến của mọi người. Thực hiện chính sách lương thưởng hợp lý tạo động lực tinh thần, thúc đẩy sự tiến bộ để nhân viên phát huy hết khả năng làm việc.

Đặc biệt, giám đốc là nhân tố tạo ra của cải, phát triển nguồn vốn không ngừng.  Những chiến lược thực hiện có thể mang đến một lợi nhuận lớn cho doanh nghiệp . Ngoài ra, họ còn là chỗ dựa tinh thần, tạo ra môi trường để nhân viên học hỏi về chuyên môn, giúp mọi người thăng tiến trong sự nghiệp.

Công việc của giám đốc điều hành

Đảm nhận chức vụ giám đốc không phải là điều dễ dàng vì những thành quả hay sự chậm phát triển của doanh nghiệp đều gắn liền đến tài lãnh đạo của giám đốc. Do vậy, họ phải cố gắng không ngừng thực hiện các nhiệm vụ như:

Hoạch định kế hoạch kinh doanh: Là đưa ra những mục tiêu, phương hướng phát triển mới cho công ty. Trực tiếp điều hành và chịu trách nhiệm kiểm tra tiến độ thực hiện để điều chỉnh phù hợp. Phân công các phòng ban phụ trách công việc, giám sát sự phối hợp hoạt động giữa các bộ phận đảm bảo thực hiện đúng những yêu cầu đã đề ra.

Kiểm soát tài chính: Theo dõi ngân sách để dự trù chi phí cho các dự án phát triển. Điều chỉnh nguồn vốn cho việc đầu tư và định mức lợi nhuận thu được, thường xuyên kiểm tra và duy trì tình hình tài chính ổn định.

Lập kế hoạch marketing: Thực hiện các chiến lược marketing và phân phối sản phẩm đẩy mạnh uy tính và sự phát triển thương hiệu. Trực tiếp chỉ đạo các bộ phận phối hợp với nhân viên cấp dưới tham gia quảng bá sản phẩm trên thị trường. Đánh giá và kịp thời điều chỉnh kế hoạch nếu có bất kỳ sai sót nào.

Mở rộng nguồn lực: Kiểm tra nguồn lực ngắn hạn và dài hạn để đưa ra chính sách tuyển dụng đảm bảo nguồn lực nhân viên ổn định. Tham gia phỏng vấn tuyển chọn những thành viên chủ chốt giữ vai trò quan trọng trong các bộ phận.

Theo dõi báo cáo: Kiểm tra báo cáo của nhân viên để sửa chữa và bổ sung công việc hợp lý. Bên cạnh đó, là xem xét mức độ vấn đề và những đề nghị thích hợp. Làm tấm gương để cấp dưới noi theo và tự nguyện đóng góp sức lực làm việc cho doanh nghiệp của mình.

Làm giám đốc cần có những phẩm chất nào?

Giữ vững vị trí giám đốc là bạn phải có một tầm nhìn rộng mở, xác định lộ trình doanh nghiệp theo hướng đi thích hợp. Là người đứng đầu dẫn dắt toàn bộ nhân viên thực hiện theo tầm nhìn của bạn và để họ thấy được những cơ hội và thách thức trong quá trình thực hiện.

Có tư duy đổi mới và không ngừng sáng tạo để xây dựng những chiến lược phát triển mới thu hút mọi người. Qua đó, tạo sân chơi cho nhân viên thể hiện năng lực cá nhân của họ, giảm bớt sự nhàm chán. Và giữ chân người lao động nếu họ cảm thấy doanh nghiệp của bạn là môi trường phát triển tuyệt vời.

Khả năng giao tiếp và đàm phán là phẩm chất cần có của một giám đốc bởi những chiến lược phát triển muốn được thực hiện suôn sẻ cần phải có tiếng nói của giám đốc. Phải tài giỏi trong việc thuyết phục và đưa ra những lập luận đúng đắn mới tạo niềm tin cho đối tác và cả nhân viên của mình.

Ở nước ta không ít các doanh nghiệp đi đến con đường phá sản và vai trò của giám đốc là một trong những nguyên nhân dẫn đến kết quả này. Do vậy, trước khi thành lập doanh nghiệp chúng ta cần học hỏi và rèn luyện cho mình những phẩm chất cần có, nhìn nhận những vấn đề mình phải đối mặt để tránh những sai lầm gây tổn hại cho doanh nghiệp.