Chỉ số NPV dùng để đánh giá các dự án trong việc phân bổ nguồn vốn, mà khi tìm hiểu NPV là gì sẽ giúp các bạn hiểu rõ giá trị hiện tại của dòng tiền trong dự án tương lai. Những ai đang hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, nhất là tính toán kế toán cần theo dõi những thông tin bổ ích sau.
NPV là gì? Ý nghĩa sử dụng
NPV là những chữ cái viết tắt của Net Present Value – Giá trị hiện tại ròng. Khái niệm này có nghĩa là toàn bộ dòng tiền dự án trong tương lai có giá trị tại thời điểm đó được chiết khấu về hiện tại.
Công thức tính: NPV = Dòng tiền thu vào/(1+i)t – chi phí đầu tư ban đầu
Trong đó, i là tỷ lệ chiết khấu, t là thời gian được tính.
NPV được dùng để phân tích lợi nhuận của một dự án nào đó hoặc một khoản đầu tư dự kiến. Phương pháp này có ý nghĩa thể hiện dòng tiền ở hiện tại có giá trị cao hơn dòng tiền trong tương lai.
Kết quả của NPV có thể là dương và đây là dự án lý tưởng, trái lại kết quả là âm thì dự án có thể bị bác bỏ, bởi:
– NPV có giá trị dương, nghĩa là thu nhập dự kiến cho một dự án hoặc các khoản đầu tư vượt quá chi phí dự kiến.
– NPV có giá trị âm, nghĩa là tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng nhỏ hơn tỷ lệ chiết khấu, hiểu đơn giản là dự án sẽ mất tiền, không có giá trị.
– NPV có giá trị bằng 0, nghĩa là dự án hoặc các khoản đầu tư đó không có lãi hoặc lỗ, bị hòa vốn.
Lợi ích khi sử dụng phương pháp NPV
Sở dĩ các chuyên gia thích dùng NPV bởi phương pháp này mang lại những lợi ích mà các phương pháp khác không có được, cụ thể:
– Phương pháp tính đến giá trị tiền tệ theo thời gian, trong đó khấu trừ dòng tiền trong tương lai để thu về giá trị ở hiện tại.
– NPV có tính xem xét đến chi phí đầu tư cơ bản, có thể sinh lợi nhuận hoặc ở ngưỡng hoàn vốn.
– Phương pháp cho phép so sánh kế hoạch phân bổ nguồn vốn và giá trị của dòng tiền hiện tại thu về.
Một số nhược điểm của phương pháp NPV
Mặc dù mang lại những lợi ích trong việc tính toán các khoản đầu tư, nhưng cũng đồng thời NPV tồn tại một số nhược điểm cần quan tâm.
Thứ nhất, khó giải thích với người khác. Khi áp dụng NPV trong việc xem xét các khoản đầu tư khiến cho bạn bối rối trong việc trình bày để thuyết phục nhà quản lý. Bởi nhìn chung thời gian hoàn vốn, chiết khấu dòng tiền trong tương đều mang tính ước tính. Nếu không có chuyên môn tài chính vững chắc thì khó thuyết phục nhà lãnh đạo chấp nhận lập luận của bạn.
Thứ 2, NPV khó ước tính. Việc đánh giá các dự án đầu tư dựa trên những con số NPV sẽ là một điều khó khăn. Bởi có rất nhiều con số dao động mà không có một yếu tố nào được đưa ra chính xác. Trên thực tế, dòng tiền và tỷ lệ chiết khấu chỉ là phỏng đoán mà bạn là người đưa ra kết luận dựa trên NPV.
Thứ 3, NPV đòi hỏi tính chính xác chi phí. Đây là nhược điểm lớn nhất vì rất khó thực hiện đối với những dự án dài hạn. Do đó, nhiều nhà quản lý đã phát triển chi phí vốn thành tỷ suất sinh lợi tối thiểu có thể chấp nhận được hay còn được hiểu là tỷ suất rào được các nhà đầu tư cân nhắc vào những yếu tố tác động đến dự án.
Ngoài ra, NPV còn tồn tại các mặt hạn chế khác, chẳng hạn như không biết được tỷ lệ % sinh lợi nhuận. Điều này ảnh hưởng đến cơ hội trong việc lựa chọn các dự án đầu tư.
Như vậy, khi dùng NPV để đánh giá các dự án đầu tư cần phải ước tính khách quan các con số. Đặc biệt là các chuyên gia tài chính cần hiểu rõ cách tính NPV, đặt ra những tình huống giả định để giải quyết những câu hỏi của nhà quản lý, thuyết phục họ đầu tư vào dự án.
Qua những phân tích NPV là gì cho chúng ta hiểu rõ khái niệm này đặc biệt quan trọng trong kinh doanh. Đòi hỏi người tính NPV phải có chuyên môn cao, có tầm nhìn chính xác để tính toán được khả năng sinh lời từ những dự án.