Có thể nói động lực là một yếu tố quan trọng ở mỗi con người để thúc đẩy bản thân làm việc, sống có mục đích và ý nghĩa hơn. Vậy, động lực là gì? Làm thế nào để có động lực làm việc hiệu quả? Những chia sẻ dưới đây sẽ giúp có câu trả lời chính xác cho vấn đề này.
Động lực là gì? Động lực làm việc là gì?
Động lực được hiểu đơn giản là những nhân tố thúc đẩy mỗi người làm một việc gì đó. Một số quan điểm về động lực như sau:
– Theo Bedeian (1993): Động lực là những cố gắng để đạt được mục tiêu của mỗi người.
– Theo Higgins (1994): Động lực là những thúc đẩy từ bên trong mỗi người để đáp ứng những nhu cầu chưa được thỏa mãn.
– Theo Kreitner (1995): Động lực là những định hướng hành vi trong tâm lý của mỗi cá nhân theo mục đích nhất định.
Động lực làm việc là sự thúc đẩy từ bên trong mỗi người giúp tạo ra sức lực, nỗ lực làm việc nhằm tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả công việc.
– Ở góc độ tâm lý học: Động lực là những yếu tố thúc đẩy cá nhân hành động, khơi dậy tính tích cực trong lao động để thỏa mãn được nhu cầu của bản thân.
– Ở góc độ quản trị: Động lực dưới góc độ quản trị là sự tự nguyện và nỗ lực của cá nhân nhằm đạt được mục tiêu của bản thân và tổ chức đề ra.
Trong đó, “nhu cầu” là những mong muốn, nguyện vọng của con người về vật chất, tinh thần để tồn tại và phát triển. Nhu cầu thường đi theo từ thấp đến cao và có thể thay đổi theo từng hoàn cảnh.
Động lực đóng vai trò ra sao trong công việc?
Trong công việc, động lực đóng vai trò là nhân tố thúc đẩy sự phát triển toàn diện của mỗi cá nhân. Yếu tố này cần được duy trì ổn định, nhưng hầu hết chúng ta chỉ có đam mê, siêng năng và những khát vọng trong giai đoạn đầu để đạt được hiệu quả như mong muốn. Càng về sau, tinh thần và nhiệt huyết này không còn vì những lý do khác nhau.
Chính vì thế, hiệu quả làm việc không như lúc đầu. Cụm từ “tạo động lực làm việc” cũng bắt đầu từ đó. Ngày nay, nhiều công việc với áp lực cao thường khiến con người dễ rơi vào tình trạng căng thẳng, mệt mỏi và mất dần những định hướng ban đầu. Đây là thách thức lớn đối với các nhà quản lý mà cần có những biện pháp để khơi dậy nội tại trong mỗi người.
Cách tạo ra động lực để chăm chỉ làm việc hiệu quả
Xác định mục tiêu ngắn hạn và dài hạn
Vì sao cần đặt ra mục tiêu cụ thể trong công việc? Bởi có mục tiêu sẽ giúp chúng ta đi đúng hướng, dễ dàng thực hiện mà không bị mất phương hướng. Nếu không có đích đến rõ ràng thì dễ mất niềm tin, lạc lõng và không còn động lực với những gì đang làm. Hãy đề ra mục tiêu ngắn hạn và dài hạn cho bản thân từ ngay hôm nay, đồng thời phân bổ thời gian hợp lý cho từng việc.
Xây dựng chi tiết kế hoạch thực hiện
Hãy liệt kê chi tiết những nhiệm vụ cần thực hiện theo sự ưu tiên, cấp bách. Đồng thời phân bổ thời gian hoàn thành để quản lý công việc hiệu quả, khoa học và tiết kiệm được thời gian. Quan trọng hơn hết là khi có kế hoạch cụ thể càng tạo động lực giúp chúng ta hào hứng hơn.
Tạo hứng thú làm việc
Tìm nguồn cảm hứng, điểm gì đó để giúp bạn cảm thấy vui vẻ. Từ đó mới khiến bản thân chủ động bắt tay vào làm ngay mà không trì hoãn, lo lắng. Thường xuyên thay đổi cách làm việc cũng là phương pháp tạo ra hứng thú, tăng động lực.
Tự thưởng cho bản thân
Đôi khi những món quà vật chất có ý nghĩa rất lớn để thúc đẩy bản thân làm việc. Sau khi đã hoàn thành xong, chúng ta có thể tự thưởng cho mình một chuyến đi chơi, gặp gỡ bạn bè, mua những món đồ nho nhỏ, hoặc ăn một bữa hoành tráng… Tranh thủ thời gian nghỉ ngơi để làm những việc yêu thích rồi mới tiếp tục với công việc sẽ giúp bạn cảm thấy phấn khởi hơn.
Khi đã hiểu rõ động lực là gì và tầm quan trọng của chúng thì các bạn hãy lên kế hoạch thực hiện công việc từ hôm nay thật chi tiết nhé! Động lực sẽ được hình thành từ đây và giúp phát huy hiệu quả.