Đàm phán với người khó tính nên chú ý những gì?

đàm phán với người khó tính

Đàm phán với người khó tính cần giữ thái độ hòa nhã và tìm cách thuyết phục dựa trên yếu tố lợi ích và mong muốn của đối phương. Do đó, cần quan sát và tìm hiểu trước khi đàm phán để đưa ra chiến lược giúp thỏa thuận thành công.

Trong mọi giao dịch kinh doanh đàm phán đóng vai trò thúc đẩy thỏa thuận về lợi ích và cùng hướng đến nhu cầu chung của hai bên. Nhưng đôi khi cuộc trò chuyện không mấy thuận lợi nếu một trong hai bên cảm thấy không hài lòng. Trước cuộc đàm phán với người khó tính bạn cần làm thế nào để xoay chuyển những tình huống xấu nhất?

Thái độ trong cuộc đàm phán

Thể hiện sự tôn trọng đối với mỗi cá nhân trong cuộc đàm phán bằng cách chào hỏi và giao tiếp khéo léo, tôn trọng lời nói của họ và tỏ thái độ chừng mực trong mọi tình huống. Chỉ khi bạn tôn trọng người khác thì mới dễ dàng khiến họ tiếp nhận những gì bạn đề nghị.

Bình tĩnh ứng phó đối với các yêu cầu được nêu ra dù là vô lý hay không đem lại lợi ích, thì chúng ta vẫn giữ thái độ ôn hòa. Sau đó, nghĩ cách lật ngược lại vấn đề được nêu bằng những câu hỏi dành cho đối tác để họ biết rằng mọi đề nghị của họ không mang lại lợi ích trong cuộc đàm phán.

Kiểm soát được cảm xúc trong công việc là cách thể hiện bạn không bị chi phối bởi những vấn đề riêng hay cách nhìn chủ quan của bản thân. Qua đó, cuộc đàm phán trở nên dễ dàng hơn mà không phải căng thẳng, khó giải quyết.

Coi trọng lợi ích chung là giá trị cốt lõi trong việc hợp tác giữa hai bên. Do đó, nếu coi trọng lợi ích của bản thân thì đồng thời chúng ta cũng nghĩ đến lợi ích của người khác. Hãy đưa ra những biện pháp tốt nhất để đối tác lựa chọn thể hiện rằng bạn mong mỏi mang lại giá trị tốt đẹp cho họ.

Cách thể hiện như thế nào?

Hãy tự tin trong bất kỳ quan điểm và yêu cầu nào mà chính bạn đưa ra. Chúng ta là minh chứng rõ nhất cho các vấn đề trình bày để tạo sự thuyết phục cho người đối diện. Nếu ngay chính bản thân bạn mập mờ với những điều khoản trong đàm phán thì đối tác không thể đặt niềm tin vào bạn. Nhưng tránh thái độ ngạo mạn, tự cao quá mức gây khó chịu.

Giao tiếp cẩn trọng bằng giọng điệu vừa phải tránh la hét hay có bất kỳ hành động nào bằng cử chỉ làm tăng không khí cạnh tranh quyết liệt. Nên dùng lời lẽ có lý để thuyết phục người nghe bằng nội dung trình bày logic, mang tính xây dựng hơn là bác bỏ để đối tác nghĩ rằng bạn thật sự chân thành trong việc hợp tác.

Thể hiện sự thu hút của bản thân qua những lời nói, dùng cử chỉ tạo thú vị đối với mọi người. Qua đó, không khí cuộc đàm phán trở nên nhẹ nhàng hơn và biến cuộc trò chuyện mang tính khô khan, nguyên tắc trở nên đặc sắc và phấn khởi.

Thể hiện sự khiêm tốn đúng mực nhưng phải tự tin cam kết thực hiện đúng yêu cầu giữa hai bên. Thái độ khiêm tốn đem đến những đánh giá tích cực khiến người khác nghĩ rằng bạn không lấn lướt hay khiến họ phải “lép vế” trước bạn.

Sử dụng các chiến lược

Đưa ra nhiều phương án để đối tác lựa chọn vì đôi khi những lời đề nghị trước đó của bạn không đáp ứng nguyện vọng của họ. Hãy cho đối tác biết rằng chúng ta sẵn sàng trao quyền lựa chọn những yêu cầu. Sau đó, bạn mới xem xét các giá trị và đưa ra quyết định cuối cùng cho việc hợp tác.

Yêu cầu xem xét lại những gì đã thỏa thuận trước đó nếu có thể thêm hay bớt các điều khoản để đem lại lợi ích. Những thỏa thuận mới này làm tăng giá trị và mang tính mới mẻ giúp đạt lợi ích cao nhất và đảm bảo tính hiệu quả trong công việc. Đó cũng là những mong mỏi trong mọi hoạt động kinh doanh buôn bán khi mà có một số cá nhân chỉ coi trọng đến lợi ích của riêng mình.

Đàm phán không phải là công việc dễ dàng, nhất là đàm phán với người khó tính. Đòi hỏi mọi cá nhân cần xây dựng chiến lược cho riêng mình, đạt đến những nhu cầu cần thiết của hai bên thì cuộc đàm phán mới đảm bảo thành công. Do đó, nghệ thuật thuyết phục người khác phải do chính bản thân bạn rút kinh nghiệm mà không có bất kỳ nguyên tắc nào định sẵn.