Những câu nói hay của Jack Ma truyền cảm hứng cho mọi người

Jack Ma có lẽ là một cái tên không quá xa lạ gì với mọi người, khi ông được biết đến là một tỷ phú, là người nắm giữ công ty thương mại điện tử hàng đầu Alibaba. Thật bất ngờ, khi Jack Ma xuất thân từ một thầy giáo dạy tiếng Anh nghèo ở quê. Sau nhiều lần thất bại và rút ra được những bài học cho mình, Jack Ma vươn lên và có được sự nghiệp rực rỡ như hiện nay. Hơn thế nữa, ông còn có rất nhiều những câu nói hay và truyền cảm hứng cho mọi người, đặc biệt là những triết lý về thành công, thất bại và khởi nghiệp.

Những câu nói hay của Jack Ma về cuộc sống

Ít ai biết được rằng Jack Ma là một tỷ phú nhưng đã trượt đại học đến 2 lần, sau đó ông còn bị từ chối khi xin việc ở rất nhiều công ty, trong đó có KFC. Những tưởng như thế Jack Ma đã bỏ cuộc, nhưng không ông đã ôn thi lại và đỗ vào trường Học viện sư phạm Hàng Châu, và sau này ông trở thành một giáo viên dạy tiếng Anh trước khi thành lập công ty riêng cho mình. Vì thế những câu nói về thành công và thất bại của Jack Ma rất truyền cảm hứng cho mọi người, đặc biệt là những người trẻ.

“Nếu bạn không bỏ cuộc, bạn sẽ luôn còn cơ hội. Bỏ cuộc chính là thất bại lớn nhất”.

“Nếu bạn nhỏ bé, thì nên tập trung vào trí tuệ chứ không phải thể lực”

“Nếu bạn không chịu bắt tay vào làm thì không có điều gì khả thi cả”

“Chúng ta không nên e ngại thất bại, chúng ta nên tận hưởng thất bại và những khoảnh khắc không như ý để đứng lên từ đó”

“Nếu chúng ta muốn thay đổi thế giới thì hãy thay đổi bản thân trước”

“Đừng thất vọng khi bị từ chối, đừng buồn khi mình thất bại, đây chỉ là bài test của cuộc đời thôi”

“Tôi học được rất nhiều điều từ sai lầm của mình, từ những thất bại của mình. Tôi không bao giờ sợ chúng vì tôi biết cuộc đời ai cũng vậy”

“Thất bại càng nhiều chứng tỏ bạn còn cách thành công không xa nữa đâu”

“Tôi thất bại rồi làm lại, thất bại rồi làm lại cho đến khi tôi thành công”

“Chúng ta phải học từ sai lầm của người khác, chứ không phải lúc nào cũng từ câu chuyện thành công. Chúng ta phải biết vì sao họ thất bại.”

“Điểm mạnh của người trẻ là họ tích cực với mọi thứ, tích cực với tương lai”

“Không có ai là siêu anh hùng, nếu bạn muốn thành công, bạn phải thực tế”.

Những câu nói hay của Jack Ma về kinh doanh

Jack Ma được biết đến là một người kinh doanh rất tài giỏi. Ông đã tiên đoán được rằng máy tính, Internet và việc mua hàng online sẽ phát triển một cách chóng mặt trong tương lai. Vì thế, ông đã quay trở về Hàng Châu, Trung Quốc lập một công ty chuyên về Internet có tên China Pages. Tuy nhiên, công ty của ông thất bại bởi lẽ trong thời điểm này máy tính là một thứ xa xỉ và chưa phát triển ở Trung Quốc.

Không bỏ cuộc, ông đã hợp tác cùng với 17 người bạn của mình cho ra đời Alibaba. Thời điểm đó, ông coi Alibaba là một khu chợ ảo trên Internet, nơi mà mọi người có thể bán và mua mọi thứ thông qua mạng. Và ông đã thành công khi Alibaba trở thành một tập đoàn thương mại điện tử lớn mạnh trên thế giới ở thời điểm hiện tại.

Jack Ma đã có rất nhiều những câu nói hay về triết lý kinh doanh, ví dụ:

“Khi người ta nói “Cái này”, bạn phải hỏi mình “Tại sao không phải là cái kia?”. Bạn phải trở nên khác biệt.”

“Có 3 yếu tố thành công: đúng thời điểm, đúng người và chuẩn bị cho chặng đường 10 năm”

‘Điều quan trọng nhất không phải là tiền mà là những người có cùng ý tưởng”

‘Nếu bạn muốn làm kinh doanh tốt, bạn cần phải có một team tốt. Đừng tìm người tài giỏi, phải tìm người phù hợp”

“Không phải mình bạn làm cả team thành công, mà cả team khiến bạn thành công.”

“Khi bạn đang 25 tuổi, hãy cứ sai lầm đi, đừng lo lắng gì cả. Ngã thì đứng dậy, thất bại thì lại vùng lên thôi”

“Người nào tận dụng được công nghệ và Internet, người đó sẽ thành công”

Đàm phán với người khó tính nên chú ý những gì?

Đàm phán với người khó tính cần giữ thái độ hòa nhã và tìm cách thuyết phục dựa trên yếu tố lợi ích và mong muốn của đối phương. Do đó, cần quan sát và tìm hiểu trước khi đàm phán để đưa ra chiến lược giúp thỏa thuận thành công.

Trong mọi giao dịch kinh doanh đàm phán đóng vai trò thúc đẩy thỏa thuận về lợi ích và cùng hướng đến nhu cầu chung của hai bên. Nhưng đôi khi cuộc trò chuyện không mấy thuận lợi nếu một trong hai bên cảm thấy không hài lòng. Trước cuộc đàm phán với người khó tính bạn cần làm thế nào để xoay chuyển những tình huống xấu nhất?

Thái độ trong cuộc đàm phán

Thể hiện sự tôn trọng đối với mỗi cá nhân trong cuộc đàm phán bằng cách chào hỏi và giao tiếp khéo léo, tôn trọng lời nói của họ và tỏ thái độ chừng mực trong mọi tình huống. Chỉ khi bạn tôn trọng người khác thì mới dễ dàng khiến họ tiếp nhận những gì bạn đề nghị.

Bình tĩnh ứng phó đối với các yêu cầu được nêu ra dù là vô lý hay không đem lại lợi ích, thì chúng ta vẫn giữ thái độ ôn hòa. Sau đó, nghĩ cách lật ngược lại vấn đề được nêu bằng những câu hỏi dành cho đối tác để họ biết rằng mọi đề nghị của họ không mang lại lợi ích trong cuộc đàm phán.

Kiểm soát được cảm xúc trong công việc là cách thể hiện bạn không bị chi phối bởi những vấn đề riêng hay cách nhìn chủ quan của bản thân. Qua đó, cuộc đàm phán trở nên dễ dàng hơn mà không phải căng thẳng, khó giải quyết.

Coi trọng lợi ích chung là giá trị cốt lõi trong việc hợp tác giữa hai bên. Do đó, nếu coi trọng lợi ích của bản thân thì đồng thời chúng ta cũng nghĩ đến lợi ích của người khác. Hãy đưa ra những biện pháp tốt nhất để đối tác lựa chọn thể hiện rằng bạn mong mỏi mang lại giá trị tốt đẹp cho họ.

Cách thể hiện như thế nào?

Hãy tự tin trong bất kỳ quan điểm và yêu cầu nào mà chính bạn đưa ra. Chúng ta là minh chứng rõ nhất cho các vấn đề trình bày để tạo sự thuyết phục cho người đối diện. Nếu ngay chính bản thân bạn mập mờ với những điều khoản trong đàm phán thì đối tác không thể đặt niềm tin vào bạn. Nhưng tránh thái độ ngạo mạn, tự cao quá mức gây khó chịu.

Giao tiếp cẩn trọng bằng giọng điệu vừa phải tránh la hét hay có bất kỳ hành động nào bằng cử chỉ làm tăng không khí cạnh tranh quyết liệt. Nên dùng lời lẽ có lý để thuyết phục người nghe bằng nội dung trình bày logic, mang tính xây dựng hơn là bác bỏ để đối tác nghĩ rằng bạn thật sự chân thành trong việc hợp tác.

Thể hiện sự thu hút của bản thân qua những lời nói, dùng cử chỉ tạo thú vị đối với mọi người. Qua đó, không khí cuộc đàm phán trở nên nhẹ nhàng hơn và biến cuộc trò chuyện mang tính khô khan, nguyên tắc trở nên đặc sắc và phấn khởi.

Thể hiện sự khiêm tốn đúng mực nhưng phải tự tin cam kết thực hiện đúng yêu cầu giữa hai bên. Thái độ khiêm tốn đem đến những đánh giá tích cực khiến người khác nghĩ rằng bạn không lấn lướt hay khiến họ phải “lép vế” trước bạn.

Sử dụng các chiến lược

Đưa ra nhiều phương án để đối tác lựa chọn vì đôi khi những lời đề nghị trước đó của bạn không đáp ứng nguyện vọng của họ. Hãy cho đối tác biết rằng chúng ta sẵn sàng trao quyền lựa chọn những yêu cầu. Sau đó, bạn mới xem xét các giá trị và đưa ra quyết định cuối cùng cho việc hợp tác.

Yêu cầu xem xét lại những gì đã thỏa thuận trước đó nếu có thể thêm hay bớt các điều khoản để đem lại lợi ích. Những thỏa thuận mới này làm tăng giá trị và mang tính mới mẻ giúp đạt lợi ích cao nhất và đảm bảo tính hiệu quả trong công việc. Đó cũng là những mong mỏi trong mọi hoạt động kinh doanh buôn bán khi mà có một số cá nhân chỉ coi trọng đến lợi ích của riêng mình.

Đàm phán không phải là công việc dễ dàng, nhất là đàm phán với người khó tính. Đòi hỏi mọi cá nhân cần xây dựng chiến lược cho riêng mình, đạt đến những nhu cầu cần thiết của hai bên thì cuộc đàm phán mới đảm bảo thành công. Do đó, nghệ thuật thuyết phục người khác phải do chính bản thân bạn rút kinh nghiệm mà không có bất kỳ nguyên tắc nào định sẵn.

Vai trò của giám đốc – Thúc đẩy và định hướng doanh nghiệp

Vai trò của giám đốc quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Những kế hoạch sai lầm có thể dẫn đến sự thua lỗ nghiêm trọng. Do đó, giám đốc phải là người tài giỏi có tầm nhìn, biết định hướng và suy tính kỹ lưỡng.

Giám đốc là gì?

Giám đốc là người đứng đầu điều hành hoạt động của doanh nghiệp, chịu trách nhiệm thúc đẩy phát triển và định hướng doanh nghiệp đi lên. Do đó, vai trò của giám đốc vô cùng quan trọng nhưng ở nước ta hiện nay việc nhìn nhận đúng vai trò này còn nhiều hạn chế. Để doanh nghiệp phát triển toàn diện thì giám đốc phải thực hiện những gì?

Vai trò của giám đốc trong doanh nghiệp

Giám đốc có vai trò tổ chức bộ máy hoạt động của doanh nghiệp, trực tiếp bố trí các phòng ban chủ chốt, quản lý nguồn lực cân bằng về số lượng và chất lượng. Là nhân tố đứng đầu tập hợp các bộ phận cùng phối hợp làm việc hiệu quả, nhịp nhàng và định hướng mọi người theo các mục tiêu chung.

Giám đốc là người có quyền hành trong doanh nghiệp của mình do vậy mọi quyết định của họ là chính sách điều hướng cho nhân viên thực hiện. Không những thế, họ còn phải chứng minh chiến lược của mình là quyết định đúng đắn đem lại sự phát triển chung cho tập thể. Dựa trên quyền uy và quyền hành của một giám đốc mang tầm ảnh hưởng đến toàn doanh nghiệp.

Giám đốc đóng vai trò tập hợp nguồn lực có trí tuệ và sáng tạo, biết cách sử dụng và phát huy những nguồn lực này để mang lại lợi ích lớn nhất. Tạo sự công bằng và công nhận những thành quả cống hiến của mọi người. Thực hiện chính sách lương thưởng hợp lý tạo động lực tinh thần, thúc đẩy sự tiến bộ để nhân viên phát huy hết khả năng làm việc.

Đặc biệt, giám đốc là nhân tố tạo ra của cải, phát triển nguồn vốn không ngừng.  Những chiến lược thực hiện có thể mang đến một lợi nhuận lớn cho doanh nghiệp . Ngoài ra, họ còn là chỗ dựa tinh thần, tạo ra môi trường để nhân viên học hỏi về chuyên môn, giúp mọi người thăng tiến trong sự nghiệp.

Công việc của giám đốc điều hành

Đảm nhận chức vụ giám đốc không phải là điều dễ dàng vì những thành quả hay sự chậm phát triển của doanh nghiệp đều gắn liền đến tài lãnh đạo của giám đốc. Do vậy, họ phải cố gắng không ngừng thực hiện các nhiệm vụ như:

Hoạch định kế hoạch kinh doanh: Là đưa ra những mục tiêu, phương hướng phát triển mới cho công ty. Trực tiếp điều hành và chịu trách nhiệm kiểm tra tiến độ thực hiện để điều chỉnh phù hợp. Phân công các phòng ban phụ trách công việc, giám sát sự phối hợp hoạt động giữa các bộ phận đảm bảo thực hiện đúng những yêu cầu đã đề ra.

Kiểm soát tài chính: Theo dõi ngân sách để dự trù chi phí cho các dự án phát triển. Điều chỉnh nguồn vốn cho việc đầu tư và định mức lợi nhuận thu được, thường xuyên kiểm tra và duy trì tình hình tài chính ổn định.

Lập kế hoạch marketing: Thực hiện các chiến lược marketing và phân phối sản phẩm đẩy mạnh uy tính và sự phát triển thương hiệu. Trực tiếp chỉ đạo các bộ phận phối hợp với nhân viên cấp dưới tham gia quảng bá sản phẩm trên thị trường. Đánh giá và kịp thời điều chỉnh kế hoạch nếu có bất kỳ sai sót nào.

Mở rộng nguồn lực: Kiểm tra nguồn lực ngắn hạn và dài hạn để đưa ra chính sách tuyển dụng đảm bảo nguồn lực nhân viên ổn định. Tham gia phỏng vấn tuyển chọn những thành viên chủ chốt giữ vai trò quan trọng trong các bộ phận.

Theo dõi báo cáo: Kiểm tra báo cáo của nhân viên để sửa chữa và bổ sung công việc hợp lý. Bên cạnh đó, là xem xét mức độ vấn đề và những đề nghị thích hợp. Làm tấm gương để cấp dưới noi theo và tự nguyện đóng góp sức lực làm việc cho doanh nghiệp của mình.

Làm giám đốc cần có những phẩm chất nào?

Giữ vững vị trí giám đốc là bạn phải có một tầm nhìn rộng mở, xác định lộ trình doanh nghiệp theo hướng đi thích hợp. Là người đứng đầu dẫn dắt toàn bộ nhân viên thực hiện theo tầm nhìn của bạn và để họ thấy được những cơ hội và thách thức trong quá trình thực hiện.

Có tư duy đổi mới và không ngừng sáng tạo để xây dựng những chiến lược phát triển mới thu hút mọi người. Qua đó, tạo sân chơi cho nhân viên thể hiện năng lực cá nhân của họ, giảm bớt sự nhàm chán. Và giữ chân người lao động nếu họ cảm thấy doanh nghiệp của bạn là môi trường phát triển tuyệt vời.

Khả năng giao tiếp và đàm phán là phẩm chất cần có của một giám đốc bởi những chiến lược phát triển muốn được thực hiện suôn sẻ cần phải có tiếng nói của giám đốc. Phải tài giỏi trong việc thuyết phục và đưa ra những lập luận đúng đắn mới tạo niềm tin cho đối tác và cả nhân viên của mình.

Ở nước ta không ít các doanh nghiệp đi đến con đường phá sản và vai trò của giám đốc là một trong những nguyên nhân dẫn đến kết quả này. Do vậy, trước khi thành lập doanh nghiệp chúng ta cần học hỏi và rèn luyện cho mình những phẩm chất cần có, nhìn nhận những vấn đề mình phải đối mặt để tránh những sai lầm gây tổn hại cho doanh nghiệp.

Thuyết trình là gì? Các yếu tố cần lưu ý

Thuyết trình là công việc đòi hỏi nhiều kỹ năng và bản lĩnh. Đặc biệt, là đối với nhà lãnh đạo, quản lý muốn truyền tải các kế hoạch và chiến lược kinh doanh mới để thuyết phục mọi người thì bắt buộc họ phải có khả năng thuyết trình.

Trong nhiều lĩnh vực để truyền đạt một vấn đề nào đó chúng ta cần thuyết trình để người nghe có thể nắm rõ. Việc thuyết trình không đơn giản là nói mà cần biết nghệ thuật truyền tải thông tin chính xác, đầy đủ và thu hút. Vậy thuyết trình là gì? Làm thế nào để có buổi thuyết trình thành công?

Thuyết trình là gì?

Thuyết trình là nói theo kiểu trình bày một nội dung nào đó để truyền đạt thông tin cho người nghe. Bài thuyết trình hướng đến mục tiêu cụ thể, rõ ràng, có cấu trúc logic và thống nhất. Bên cạnh đó, là các yếu tố tạo nên thành công như: nội dung hấp dẫn, cách sử dụng ngôn từ, hiệu ứng từ người nghe…

Bài thuyết trình cần đạt được mục đích thông báo và thuyết phục người nghe. Trong đó, thông báo mang thông điệp tích cực, dễ hiểu. Ví dụ người bán hàng đưa sản phẩm ra thị trường thông qua buổi thuyết trình. Nhưng nếu khách hàng không nắm bắt được thông tin hoặc mơ hồ về sản phẩm thì buổi thuyết trình xem như không mấy thành công.

Đối với người làm lãnh đạo, thuyết trình là kỹ năng quan trọng để thông báo đến mọi người về những chính sách, kế hoạch và chiến lược phát triển mới. Muốn người nghe tán thành mọi quyết định của lãnh đạo thì họ phải trình bày vấn đề sao cho hợp lý và làm cho cấp dưới tin tưởng mà thực hiện theo.

Các bước xây dựng một bài thuyết trình

Đề tài thuyết trình xoay quanh nhiều khía cạnh trong đó nếu là đề tài nghiên cứu khoa học, xã hội… thì nội dung thường mở rộng mang tính chuyên môn cao. Ngoài ra, đề tài về những chiến lược phát triển kinh tế, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, bán hàng… Đề tài thuyết trình là bước thực hiện đầu tiên sau đó tiến hành xây dựng ý tưởng, phân tích những thông tin để tạo cấu trúc bài thuyết trình.

Cấu trúc một bài thuyết trình hoàn chỉnh bao gồm mở đầu, nội dung và kết thúc tạo sự mạch lạc và nhất quán. Phần trình bày cần chuyển biến theo hướng phát triển các luận điểm giúp người nghe dễ nhớ và có thể tổng hợp thông tin theo trình tự trong bài. Đối với người nghe việc nhận xét và đưa ra ý kiến thường dựa trên cấu trúc để biết nội dung của đề tài có những thiếu sót và hạn chế nào. Do đó, bạn cần xây dựng một cấu trúc chặt chẽ và đầy đủ thông tin cung cấp.

Triển khai những ý tưởng ra word và tóm lược để trình chiếu PowerPoint. Nên lưu ý các slie trình chiếu cần thiết kế đơn giãn, dễ nhìn tạo cảm giác hài hòa. Cùng với phần trình bày của người thuyết trình sẽ giúp các đối tượng tham gia vừa nhìn vừa nghe nắm bắt thông tin dễ dàng hơn.

Thuyết trình thành công dựa trên tiêu chí nào?

Bài thuyết trình thành công dựa vào nhiều yếu tố trong đó cần quan tâm đến nội dung hữu ích cho mọi người, trình bày ngắn gọn, súc tích và phân tích đúng vấn đề. Nếu bài thuyết trình dài dòng và không đi đúng trọng tâm sẽ không đem lại lợi ích và khiến người nghe không hiểu rõ vấn đề.

Điểm nổi bật của bài thuyết trình là sự sinh động, lôi cuốn người nghe bởi hình ảnh và ngôn ngữ trình bày. Thế nên, chúng ta cần minh họa những hình ảnh, video đặc sắc thu hút mọi người và ngôn ngữ thể hiện có sự lên xuống lúc nhẹ nhành lúc nhấn mạnh. Thuyết trình là một nghệ thuật truyền tải thông tin qua lời nói tạo sự thu hút giúp mọi người phấn khởi hơn khi nghe bạn nói. Vì thế, chúng ta cần phải chuẩn bị và tập luyện để buổi thuyết trình không gây cảm giác ru ngủ.

Ngoài ra, những cử chỉ, chất giọng của người thuyết trình cũng góp phần tạo nên thành công. Chú ý đến ánh mắt và dùng tay để minh họa cho nội dung khi cần thiết, rèn luyện chất giọng hay, điều chỉnh nhanh chậm vừa phải thích hợp. Chú ý đến ngoại hình và trang phục để tạo không khí thoải mái sẽ khiến bạn tự tin hơn.

Hi vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ thuyết trình là gì. Để xây dựng bài thuyết trình ấn tượng chúng ta cần chú ý đến nhiều chi tiết nhưng quan trọng hết vẫn là nội dung và cách bạn thể hiện. Do đó, hãy tìm hiểu cách để xây dựng nội dung  trình bày hấp dẫn và tham gia lớp học kỹ năng thuyết trình nếu cần thiết.

Học hỏi cách quản lý nhân sự của người Nhật một cách hiệu quả nhất

Người Nhật luôn khiến cả thế giới trầm trồ về mọi thứ từ công nghệ đến con người. Trong đó, cách quản lý nhân sự của người Nhật cũng là điều mà các doanh nghiệp nên học hỏi. Họ biết cách khiến nhân viên làm việc với tinh thần thoải mái nhất. Vậy đó là những bí quyết gì? Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây nhé.

  • Mọi người đều có quyền đưa ra ý kiến riêng của mình

Tất cả nhân viên đều có quyền đưa ra ý kiến riêng của mình và doanh nghiệp nên tiếp nhận những ý kiến đó. Như vậy, vừa khiến nhân viên cảm nhận được vai trò của mình đối với công việc vừa có được những ý kiến đóng góp hữu ích cho sự phát triển lâu dài của tập thể. Nhân viên có thể đưa ra ý kiến bằng những hình thức khác nhau như nói chuyện trực tiếp trong các cuộc họp, gửi mail hay thư góp ý.

  • Không la mắng nhân viên

Nhiều nhà quản lý ở nước ta thường cho rằng, việc la mắng những lúc nhân viên làm sai sẽ là động lực giúp họ thay đổi với chiều hướng tích cực hơn. Tuy nhiên, trong cách quản lý nhân sự của người Nhật, họ tuyệt đối không la mắng nhân viên. Bởi vì nó sẽ khiến nhân viên cảm thấy sợ hãi và cố tình che dấu những lỗi sai của mình. Nếu việc này diễn ra trong thời gian dài mà không được khắc phục sẽ gây nên ảnh hưởng xấu cho sự phát triển của công ty.

  • Làm cho nhân viên hiểu công việc mà mình làm

Hiểu công việc mà mình làm sẽ giúp nhân viên làm việc với năng suất tốt hơn. Để làm được điều đó, đòi hòi nhà quản lý phải có khả năng diễn giải và thuyết trình. Nhà quản lý phải nói như thế nào để nhân viên hiểu được công việc mà mình đang làm.

  • Luôn quan tâm đến từng nhân viên

Các nhà quản lý Nhật Bản luôn quan tâm đến từng nhân viên cho dù ở cấp bậc thấp nhất. Và câu hỏi thường trực trong họ chính là “Tôi có thể làm điều gì cho bạn?”. Với mỗi ý kiến được đưa ra, họ sẽ cố gắng giải quyết, khắc phục một cách tối ưu nhất có thể. Từ đó giúp nhân viên cảm thấy được quan tâm, họ sẽ làm việc với thái độ tích cực, nghiêm túc hơn.

  • Thường xuyên luân chuyển nhân viên giỏi

Ở các công ty Nhật, nhân viên có thành tích làm việc tốt sẽ thường xuyên được luân chuyển sang những bộ phận khác nhau. Với chính sách này, công ty có thể nuôi dưỡng những nhà quản lý trong tương lai, vì họ nắm được toàn bộ các công việc cần thiết. Đây được xem là chính sách mang đến lợi ích lâu dài cho công ty.

  • Làm việc theo nhóm

Làm việc theo nhóm chính là phương pháp làm việc hiệu quả vừa thúc đẩy sự gắn kết giữa các cá nhân vừa nâng cao hiệu quả công việc. Để đạt được mục tiêu đề ra, mỗi cá nhân phải có sự phối hợp nhịp nhàng với đồng đội của mình, từ đó thắt chặt hơn các mối quan hệ cũng như sự đoàn kết của công ty.

  • Liên tục đổi mới

Liên tục đổi mới ở đây chính là đổi mới về tác phong làm việc, tư duy cũng như phương pháp làm việc cho nhân viên. Đây được xem là yêu cầu thiết yếu mà mỗi nhà quản lý cần thực hiện. Nó không những giúp nhân viên nâng cao năng lực, kỹ năng làm việc của mình mà đây còn là bước giúp họ phát triển hơn trong công việc của mình.

  • Phân công công việc phải có thời gian đi kèm

Người Nhật hiểu rằng, với những bản phân công công việc không có thời hạn hoàn thành thường sẽ khiến nhân viên lơ là, dẫn đến năng suất công việc không đạt hiệu quả. Cho nên, với mỗi công việc được phân công sẽ có thời gian hoàn thành hay lịch trình thực hiện cụ thể.

Quản lý nhân sự có vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng đến năng suất làm việc và sự phát triển của cả công ty. Cho nên, các nhà quản lý cần có phương pháp quản lý phù hợp với tình hình nhân sự thực tiễn của công ty mình. Với những bí quyết trong cách quản lý nhân sự của người Nhật được chia sẻ trên đây hy vọng giúp bạn học hỏi thêm được những kiến thức bổ ích. Từ đó rút ra bài học cho quá trình quản lý nhân sự của mình.

Học hỏi cách quản lý nhân sự của người Nhật sẽ giúp bạn tìm được cách thức quản lý phù hợp cho nhân sự công ty mình. Mang đến hiệu quả làm việc tối ưu nhất.

Bí quyết giúp bạn tự tin nói trước đám đông để không bị run

Có những người khi nói trước đám đông là một nỗi sợ rất lớn. Thế nhưng, đây lại là kỹ năng cần thiết nếu muốn đạt được sự thành công. Nếu không may khi bạn thuộc nhóm người này thì cũng đừng quá lo lắng nhé. Bởi vì nó có thể khắc phục và tiến triển tốt khi bạn có sự luyện tập thường xuyên. Cùng tìm hiểu bí quyết để có được cách nói trước đám đông không bị run dưới đây nhé.

  • Đối mặt với nỗi sợ của bạn

Có lẽ việc đầu tiên mà bạn cần làm để giúp bản thân có thể tự tin nói trước đám đông đó chính là đối mặt với chính nỗi sợ này. Bạn nên tìm hiểu nguyên nhân vì sao mình lại cảm thấy sợ hãi khi phải đứng trước đám đông. Đó là do bệnh lý bên trong hay vì những nỗi sợ nào khác. Bạn cảm thấy sợ bị phán xét, sợ sai lầm hay sợ vì những tổn thương trước đây.

Sau khi xác định được nguyên nhân, bạn hãy cố gắng đẩy lùi nỗi sợ của mình. Nếu xuất phát do bệnh lý, bạn nên tìm đến các bác sĩ tâm lý để được thăm khám cũng như có phác đồ điều trị kịp thời.

Còn nếu do những nguyên nhân khác, bạn hãy cố gắng bình tĩnh và trấn an bản thân. Bởi vì những điều này chắc chắn sẽ không xảy ra mà chỉ do bạn suy nghĩ quá nhiều, dẫn đến hình thành nên nỗi sợ. Hãy chuẩn bị thật kỹ, bạn sẽ có bài thuyết trình trước đám đông thành công mà không hề có sự phán xét hay chấm biếm nào.

  • Chuẩn bị thật kỹ cho bài thuyết trình

Cách nói trước đám đông không bị run một phần có liên quan đến sự tự tin về nội dung bài thuyết trình của mình. Khi bạn có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, nỗi sợ cũng sẽ được giảm bớt đi phần nào.

Hãy nghiên cứu thật nhiều các sách báo, tài liệu có liên quan. Sau đó lên các nội dung chính mà bạn dự định đưa vào, sắp xếp thứ tự, bố cục thật hợp lý và cuối cùng, bổ sung thêm các ý chính cho mỗi phần. Tốt nhất, bạn nên có một bài thuyết trình hoàn chỉnh cùng một bản sườn chi tiết để có thể nắm chắc được nội dung cần thiết.

  • Luyện tập thật nhiều

Không có ai có thể thuyết trình ngay lần đầu tiên mà có thể trôi chảy. Đặc biệt nếu bạn có nỗi sợ khi nói trước đám đông thì càng không thể. Chính vì thế, bạn nên luyện tập nói thật nhiều ở nhà.

Hãy đứng trước gương, tưởng tượng trước mặt mình có rất nhiều người và tập nói hàng ngày. Nếu có thể, bạn hãy quay lại phần luyện tập của mình và xem lại. Tự đánh giá, rút ra những điểm chưa ổn và khắc phục chúng. Luyện tập hàng ngày sẽ giúp khả năng của bạn tiến bộ hơn rất nhiều.

Sau khi đã tự tin, nói trôi chảy trước gương, bạn hãy tham gia các câu lạc bộ kỹ năng mềm, kinh doanh hoặc bất kỳ hội nhóm nào mà bạn có thể tham gia. Đăng ký chia sẻ lĩnh vực mà bản cảm thấy tự tin nhất. Cách này sẽ giúp bạn quen dần với việc nói trước đám đông.

  • Hãy thả lỏng và thư giãn

Trong trường hợp bạn cảm thấy quá căng thẳng. Hãy cố gắng để cơ thể được thả lỏng và thư giãn. Bước này bạn cũng nên áp dụng cả trong trường hợp bạn đang thuyết trình. Hãy nhắm mắt lại và hít một hơi thật sâu hoặc đếm từ 1 – 10 cũng là cách giúp bạn lấy lại được sự bình tĩnh.

  • Tham gia một khóa học liên quan

Tại sao bạn không tham gia một khóa học về nghệ thuật nói trước đám đông. Đây được xem là bí quyết có được cách nói trước đám đông không bị run hiệu quả nhất. Tại khóa học này, bạn sẽ được hướng dẫn các kỹ năng nói chuyện, thuyết trình, cách thu hút khán giả cũng như được luyện tập trước đông người. Bạn được trực tiếp chỉ dạy từ những người có kinh nghiệm, chuyên môn trong lĩnh vực này. Nên đảm bảo sẽ giúp bạn khắc phục được điểm yếu của bản thân.

Chắc chắn trong cuộc đời của mình, bạn sẽ có nhiều hơn một lần phải nói trước đám đông. Đó có thể là lời mời chia sẻ trong buổi họp phụ huynh, lời chúc mừng đám cưới hay quan trọng hơn là buổi thuyết trình, chia sẻ những kiến thức chuyên môn, buổi báo cáo trước đối tác.

Cho nên, khắc phục được nỗi sợ khi phải nói trước đám đông sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong cuộc sống, công việc ổn định, thăng tiến hơn. Với một số chia sẻ ở trên hy vọng giúp bạn không còn run khi nói trước đám đông nữa nhé.

Có phải bạn luôn lo lắng, hồi hộp, tim đập mạnh khi phải nói trước đám đông. Những bí quyết này sẽ giúp bạn khắc phục được điều đó, nâng cao kỹ năng cho bản thân.